Pha Trăng trong chiêm tinh học là gì?
Phân loại pha Trăng dựa trên tương quan vị trí Moon – Sun nhìn từ Trái Đất tạo nên độ sáng – tối của Mặt Trăng theo từng thời điểm. Trước Trăng tròn được gọi chung là các pha tròn dần hay các pha nạp sau Trăng tròn được gọi chung là các pha khuyết dần hay các pha xả. Nhìn từ góc độ năng lượng, tương ứng các pha Mặt Trăng đang nạp năng lượng vào thời điểm tối nhất cho đến khi tròn đầy nhất và các pha Mặt Trăng xả dần năng lượng từ thời điểm sáng rõ nhất đến khi hoàn toàn không còn chút ánh sáng nào.
Cách tính pha trăng trong chiêm tinh học
Tính Pha Trăng - Chiêm Tinh Ốc Đảo Mây và Cây
Để xác định pha Trăng của BĐS gốc, tính toán như sau. Theo chiều thuận của Bản đồ Sao, từ vị trí Sun tính về trước từ 00 đến 450 là pha 1, từ 450 đến 900 là pha 2, từ 900 đến 1350 là pha 3, từ 1350 đến 1800 là pha 4. Tương tự, từ sau vị trí đối đỉnh Sun là các pha 5, 6, 7, 8. Tổng cộng có tất cả 8 pha Trăng, tương ứng với xu hướng sử dụng năng lượng khác nhau. Vị trị ở giữa pha 4 và pha 5 là khi Mặt trăng nạp đầy năng lượng nhất, vị trí Trăng tròn Full Moon. Vị trí giữa pha 8 và pha 1, khi Mặt Trăng tối nhất, năng lượng đã xả kiệt ở chu kỳ trước và chuẩn bị vào chu kỳ mới là vị trí Trăng Non New Moon.
Mặt trăng vốn đại diện cho thân thể. Do đó, dựa vào pha Trăng trên BĐS gốc, xác định được xu hướng nạp – xả năng lượng của thân thể được định sẵn khi sinh ra. Người mà thân thể có xu hướng xả thì nên chú ý nghỉ ngơi đầy đủ và người có xu hướng nạp thì xông pha hơn.
Mặt Trăng gốc trong Bản đồ Sao và cảm giác an toàn
Mặt Trăng đại diện thân thể một người, liên quan cảm giác an toàn và bản năng sinh tồn bảo vệ sinh mạng. Các hoạt động liên quan đến Mặt Trăng do đó nằm ở câu hỏi: vùng an toàn và cảm giác an thân. Khi Moon được ở trong vùng an toàn, một người có cảm giác bản thân có thể yên tâm sống được. Khi điều kiện an toàn ở Moon mất đi, lập tức cảm giác bất an xâm chiếm, bản thân được đặt vào tình trạng báo động và bấn loạn. Bởi cảm giác an toàn ở Moon không đơn giản thuộc về phần tâm trí, mà là cảm giác sinh tồn sống chết gắn với sinh mệnh.
Trong những nỗi sợ nguyên thuỷ, nỗi sợ truyền đời của nhân loại từ thuở hồng hoang là nỗi sợ liên quan đến sinh mạng. Trong đó nỗi sợ chết có lẽ là nỗi sợ lớn nhất. Thứ cấp hơn, là những nỗi sợ có nguy cơ dẫn đến cái chết như sợ bị bỏ rơi, bị bỏ đói, sợ bệnh tật lay lắt, sợ bị tẩy chay… Việc tách khỏi cộng đồng hay người thân thuộc cũng tương đương việc một mình đối mặt với các nguy hiểm như kẻ thù, thú dữ, không có thức ăn. Người ta mang theo nỗi sợ vào trong thế giới hiện đại và đôi khi tự vệ quá mức. Chẳng hạn, chọn bỏ rơi mối quan hệ vì sợ cảm giác bản thân bị bỏ lại hay tích trữ thực phẩm đến quá hạn mà vẫn không ngừng tích trữ, phòng ngừa các nguy cơ bệnh tật đến ám ảnh, đề phòng sự tấn công từ người khác ngay từ lúc chưa có dấu hiệu rõ ràng. Nguyên nhân khơi gợi nên những nỗi sợ này có thể từ những câu chuyện từ gia đình lúc còn thơ bé hay từ những trải nghiệm đau khổ mà bản thân họ không vượt qua được.
Người ôm trong lòng nỗi bất an giống như tự bọc mình trong một quả bóng và bê đi theo hằng ngày. Họ chẳng có cách nào chạm vào được nội tâm của ai cũng như không để ai bước vào nội tâm của họ, bằng vẻ lạnh lùng hoặc bằng vẻ bất cần xa cách … xét tùy vào năng lượng Hoàng Đạo mà Mặt Trăng đang trú đóng. Bất chấp đời sống bên ngoài có rực rỡ thế nào, họ luôn là người cảm nhận rõ ràng nhất nỗi bất an sâu trong lòng. Họ cũng là người sẽ phải chịu đựng nỗi cô đơn lớn nhất khi không thể mở lòng với bất kỳ ai.
Vị trí Mặt Trăng trên lá số gốc (Bản đồ Sao gốc) thể hiện cách mà một người có phản ứng tự vệ và tự bảo vệ có thể biểu hiện ra. Moon thuộc năng lượng Đất có thể dùng các hành vi thực tế ổn định. Moon nhóm Nước chìm vào chính cảm xúc và sử dụng lớp cảm xúc bọc lấy bản thân để trốn tránh hiện thực. Moon nhóm Lửa chìm vào niềm vui ngắn hạn hay những trò tranh giành ganh đua nhau. Như Moon Ma Kết cần cảm giác về vị trí, vai trò để thấy an toàn. Khoan chưa bàn chuyện địa vị xã hội, với Mặt trăng Ma Kết trước hết hãy bàn về một cái ghế chắc chắn để ngồi, một ngôi nhà kiên cố như pháo đài riêng để ở với cổng rào toát lên vẻ vững chãi, phân chia ranh giới rõ ràng.
Giải thích về 8 pha của Mặt Trăng với kiểu người tương ứng
Nhìn từ pha Trăng, ứng xử của một người về cảm giác an toàn và an thân có sự khác biệt khá rõ rệt. Mặt Trăng thuộc ở các pha nạp có xu hướng xông pha, mở rộng thế giới của bản thân ra bên ngoài. Do đó, các Mặt Trăng pha từ 1 đến 4 dường như muốn mở rộng hơn bán kính an toàn vốn có. Người thuộc các pha xả từ 5 đến 6 lại có xu hướng thu hẹp lại và trải nghiệm thế giới đã định sẵn bên trong ranh giới của bản thân. Mặc dù vậy, cho rằng các Mặt Trăng pha nạp có xu hướng hướng ngoại và các Mặt Trăng pha xả có xu hướng hướng nội là không chính xác. Một người có Moon ở các pha cuối vẫn có nhu cầu vác ba lô lên đi khám phá thế giới theo một phong cách từ tốn, chậm rãi. Trong khi Mặt Trăng các pha đầu có khả năng mong muốn chỉ tung hoành trong vùng an toàn của chính mình.
Mặt Trăng pha 1
Giai đoạn Mặt Trăng pha 1 mới nhận chỉ nhận một phần năng lượng từ Mặt Trời, nguồn tài nguyên còn hạn chế. Dù bản chất muốn xông pha vào cuộc sống nhưng mức năng lượng đang phù hợp với lý thuyết và truyền đạt qua lời nói. Phạm vi áp dụng ở trên bản thân. Khuynh hướng mở rộng bán kính an toàn chưa mạnh mẽ. Giai đoạn phù hợp với hoạt động học tập, nghiên cứu lĩnh vực cụ thể.
Mặt Trăng pha 2
Giai đoạn Mặt Trăng pha 2 có những khao khát hiện thực hóa ý tưởng cao hơn pha 1 dù rằng vẫn có sự thiếu thốn về tài nguyên. Tuy hướng mở rộng và kết nối với xã hội nhưng khả năng đánh giá các tương tác còn khá đơn thuần. Giai đoạn phù hợp để vừa nâng cao kiến thức vừa tích lũy kinh nghiệm.
Mặt Trăng pha 3
Thời kỳ Mặt Trăng pha 3 đã có những tương tác rõ ràng hơn do Mặt Trăng tăng độ sáng dần lên. Mặt Trăng ở giai đoạn tạo góc căng thẳng 900 với Mặt Trời nên cần có sự điều chỉnh bản thân nhất định để phù hợp với thế giới. Mặt Trăng pha 3 vẫn ở giai đoạn coi trọng lý thuyết hơn thực tế. Do đó, không ngại các va chạm và có tinh thần sẵn sàng giải quyết mâu thuẫn.
Mặt Trăng pha 4
Mặt Trăng pha 4 tiến dần vào trạng thái Full Moon nên khá tập trung về mặt tương tác và tìm kiếm người đồng hành khi triển khai ý tưởng vào thực tế. Xu hướng mở rộng bán kính an toàn, Mặt Trăng pha 4 có sự thoả hiệp với thực tiễn cuộc sống, có sự nhiệt huyết cống hiến. Do vậy, Mặt Trăng pha 4 cần biết cách giữ được bản sắc cá nhân và sự công bằng cho bản thân.
Mặt Trăng pha 5
Mặt Trăng pha 5 được hưởng tài nguyên tốt nhất nhưng đồng thời cũng nhận thức cảm giác ràng buộc, mắc nợ. Năng lượng Mặt Trăng nạp đầy sau Full Moon được xả dần ra. Với góc 1800 đối đỉnh với Mặt Trời, Mặt Trăng pha 5 có sự giằng xé không chắc chắn đúng sai. Có thể hiểu là quen thuộc với sự bế tắc. Mặt Trăng Pha 5 cần bắt đầu tìm hiểu về các cách thức đi thu liễm vào bên trong, trong khi vẫn ràng buộc với các mối duyên nợ bên ngoài.
Mặt Trăng pha 6
Mặt Trăng pha 6 có sự chín chắn, trưởng thành. Tuy Mặt Trăng pha 6 có manh nha ý định lánh đời nhưng các tương tác vẫn còn nổi bật. Mặt Trăng pha 6 hiểu về lẽ vô thường nên đã biết trân trọng đời sống tinh thần lẫn sự bình an nội tâm.
Mặt Trăng pha 7
Mặt Trăng pha 7 đang trở nên tối dần, thời điểm một cá nhân biết chấp nhận thực tế và buông bỏ những điều không phù hợp. Mặt Trăng pha 7 tạo góc căng thẳng 2700 với Mặt Trời, hàm ý cần sự điều chỉnh về mặt nhận thức để phù hợp. Mặt Trăng pha 7 cần thời gian ở một mình để làm việc với nội tâm và tự suy tưởng.
Mặt Trăng pha 8
Mặt Trăng pha 8 tối dần đến khi hoàn toàn không còn nhận ánh sáng năng lượng từ Mặt Trời. Mặt Trăng pha 8 suy ngẫm chuyện đã qua, học hỏi từ nội tâm để làm quen với sự phi logic của cuộc đời. Mặt Trăng pha 8 thiếu các kết nối mà thường chọn vai trò là người quan sát cuộc sống. Mặt Trăng pha 8 phù hợp tích lũy kiến thức, kỹ năng và thiện nghiệp nhằm chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo.
Pha Trăng chiêm tinh học dưới góc nhìn tâm linh
Khi nhìn nhận vị trí Mặt Trăng trong Bản đồ Sao là đại diện cho thân thể của một người, cần thấy rằng sự tồn tại của thân thể không chỉ là thân thể vật lý. Thân thể còn là mối liên hệ về mặt huyết thống với một nhóm người gọi là gia đình hay dòng tộc tổ tiên. Từ đó, gắn với những nghiệp lực sâu nhất và mạnh nhất của cá nhân, tức mối liên kết với gia đình, họ tộc. Đôi khi, hướng về gia đình quá mức của Moon ở vị trí sau 90o tính từ Kế đô sẽ tạo nên những mối ràng buộc đè nén bản thân, đặc biệt là trong những trường hợp Sun rơi vào vùng thấp kinh nghiệm từ La hầu đến 90o sau La hầu. Tình huống biến chuyển thành một người dò dẫm khẳng định cái tôi nhưng lại bị các nghiệp lực từ gia đình kéo lại và che khuất.
Linh hồn trẻ đang ở giai đoạn học hỏi nên thường tìm kiếm trải nghiệm, do đó, dấn thân mạnh mẽ vào đời sống. Linh hồn già cỗi hơn đã trải nghiệm đủ ở đời và dường như có được sự hiểu biết nhất định về nhân sinh cuộc đời dù tuổi hiện tại có thể còn trẻ. Tuy nhiên, khi liên hệ đến thuyết tiến hóa linh hồn không nên đồng nhất các pha Trăng thuộc pha nạp với các linh hồn đang giai đoạn trẻ hay pha xả với các linh hồn giai đoạn trưởng thành hay linh hồn già. Một linh hồn trưởng thành với Moon ở các pha nạp (pha 1, pha 2, pha 3, pha 4) có thể có nhiệm vụ đi qua kiếp sống để đưa ra những chỉ dẫn cho những linh hồn non trẻ hơn. Một linh hồn trẻ với Moon ở các pha xả (pha 5, pha 6, pha 7, pha 8) có thể cần học cách nuôi dưỡng lại cơ thể và sử dụng không gian riêng cho bản thân.
Pha Trăng diễn tả các trạng thái khác nhau của Mặt Trăng. Trên Bản đồ Sao cá nhân, pha Trăng phản ánh trạng thái năng lượng và mức độ dấn thân của một người. Nhận biết pha Trăng giúp có cách ứng xử với hiện trạng thân thể để từ đó xây dựng cách thức an thân phù hợp.