Chiều đi của bản đồ sao và các hành tinh

Thứ tự các năng lượng Hoàng Đạo lần lượt đi từ Bạch Dương đến Song Ngư. Tương tự như vậy, các cung Địa Bàn đi từ cung 1 đến cung 12. Khi đặt vào vòng tròn BĐS, ta có chiều thuận BĐS theo chiều ngược kim đồng hồ. Vì cung Hoàng Đạo thì thay đổi vị trí theo từng AC nên lấy mốc là các cung Địa Bàn thì phù hợp hơn. Từ 1 đến 12, không thể nhầm được, trừ khi bạn không biết đếm số.

Lúc này, một hành tinh chạy trước hay sau một hành tinh khác trên BĐS được hiểu là tính theo chiều ngược kim đồng hồ. Một hành tinh ở cung 12 và 1 hành tinh ở cung 1, xét tổng quát trong 1 chu trình thì đứa nào chạy trước? Đứa ở cung 12 nha. Vì đã đi được đến gần cuối của chu trình trên vòng tròn BĐS, tức ra đã ở gần cuối 1 chu trình. Đứa ở cung 1 thì mới chỉ bắt đầu chu trình. Đây là xét trên tình trạng “tĩnh” của BĐS gốc.

Khi xét thêm progression và transit, ta có sự chuyển động của các hành tinh. Lúc này, có sự vận hành đi qua cung 1, là nơi khởi đầu của chu trình mới. Thứ tự trước sau của hành tinh cần hiểu là đặt trong bối cảnh của chu trình “cũ” đang ở trong hay chu trình “mới” vừa chuyển qua. Hành tinh đi chậm hơn ở chu trình cũ thì có thể vẫn đang ở chu trình cũ, trong khi hành tinh khác đi nhanh hơn có thể đã chuyển qua chu trình mới được những mấy lần rồi.

Trong khi xét tương quan góc giữa các hành tinh, trước tiên, thứ tự trước sau xác định loại hành vi nào do hành tinh nào biểu hiện sẽ được thực hiện trước hay sau. Sau đó, góc chiếu dễ hay khó giữa các hành tinh sẽ biểu thị mối quan hệ giữa chúng. Hỏa trước Thủy thì tay chân nhanh hơn não, hành động gây hậu quả rồi mới suy nghĩ. Ngược lại, Thủy trước Hỏa thì suy nghĩ chán chê rồi mới làm. Góc dễ thì 2 đứa hợp tác vui vẻ trong các tình huống thuận lợi. Góc khó bật lên trong các tình huống căng thẳng hơn. Trong đó, góc 90 độ thì đứa này làm đứa kia nghỉ. Kim Hỏa vuông góc thì cần cảm nhận đủ mới có thể hành động, lúc hành động có thể ở trạng thái đơ cảm xúc. Riêng Moon chủ về sự an toàn, một khi rơi vào sự bất an, độ đàn áp BĐS trên diện rộng sẽ xảy ra nếu Moon có nhiều góc chiếu với các hành tinh khác. Lúc này không có bàn chuyện tư duy logic với cả tiêu chuẩn đúng đắn gì cả. Vì sự an toàn của bản thân, Moon bảo đứa nào lên thì đứa đó phải lên, bảo đứa nào im thì đứa đó phải im. Góc càng thuận với Moon (góc mạnh) thì lại càng cộng hưởng trạng thái. Nên giữa cho Moon thấy an ổn là một điều kiện nền để các hành tinh khác hoạt động được đúng chức năng, vị trí.

Tương quan góc chiếu giữa các hành tinh, mặc dù vậy, là biểu hiện bề nổi của tảng băng. Phần chìm hơn thuộc về cấu trúc BĐS nhìn từ các cung Địa Bàn và các cung Hoàng Đạo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *