Lịch sử không thuộc về những người đã chết và phe (tạm gọi) thua cuộc. Nhìn từ lịch sử hình thành loài người thì những gì các nhà khảo cổ và lịch sử khám phá ra là những vết tích còn sót lại của 1 bức tranh tổng thể với rất nhiều khoảng trống. Những khoảng trống không chỉ là những khoảng trắng tư liệu mà còn là khoảng trống nằm giữa những dữ liệu đã thu thập được.

Nếu trên một bức tranh nền đen có 1 chấm sáng thì mắt người sẽ nhìn vào đâu? Họ nhìn vào chấm sáng. Nhưng vũ trụ vốn là một không gian tối mênh mông với những chấm sáng lớn nhỏ cách nhau bằng đơn vị (trăm triệu, tỷ) năm ánh sáng. Trong khoảng tối đó, những “vật chất” khác tồn tại mà chúng ta vẫn chưa hiểu hết được. Khoảng tối đó lớn hơn rất nhiều rất nhiều lần những thứ hiện hữu nhìn thấy bằng mắt thường hay qua thiết bị.

Vùng ý thức (lại tạm gọi) bị mất hay không nhận thức được được mô phỏng lại. Dù gì thì Trái Đất quả thật là 1 “sinh vật” thích mô phỏng theo phong cách chủ tinh cấp 3 của Song Tử, sự mô phỏng “bắt chước” không chuyển tải đầy đủ nội hàm. Trong đầu óc chúng ta tồn tại những vùng vô thức mênh mông. Con người tìm rất nhiều cách để thâm nhập vào vùng vô thức này từ cách thức mang màu sắc “khoa học” đến “huyền bí”. Cách thức nào cũng có ưu điểm riêng, chỉ cần nhớ là điều chúng ta thấy, chúng ta hiểu đôi khi chỉ là những “điểm sáng” trên bức tranh chứ không phải toàn bộ tổng thể.

Ở giữa đồ đạc hay vật chất trong căn phòng, trong thành phố, trong không gian Trái Đất là khoảng không. Ở giữa con người còn những thực thể vô hình và hữu hình khác. Giữa lời nói còn có “ý tại ngôn ngoại”. Giữa sự thật còn có sự thật khác ẩn dấu sâu hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *